Xử lý nước thải công nghiệp là quy trình cần thiết trong mà bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào cũng cần chú ý tới. Các nhà máy thường cố gắng giảm thiểu tối đa lượng nước thải và mức độ độc hại của nước thải khi ra môi trường.
Việc xử lý đúng cách lượng nước thải nhà máy luôn được quan tâm và chú trọng hàng đầu. Nước thải nói chung và đặc biệt là nước thải công nghiệp đều chứa nhiều chất hữu cơ và vô cơ. Những chất độc gây hại, các thành phần khó phân hủy. Nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường có thể gây ra ô nhiễm nghiêm trọng.
Nội Dung
Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp
Chính bởi vậy, việc xử lý nước thải công nghiệp là điều rất khó khăn. Nếu không có sự can thiệp của hệ thống xử lý nước thải sẽ rất khó đạt tiêu chuẩn. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải công nghiệp trong đó có vật lý, hóa học và sinh học. Mỗi phương pháp có một ưu điểm, nhược điểm riêng. Dựa vào đặc thù, tính chất của nước thải để lựa chọn hệ thống cho phù hợp.
- Phương pháp vật lý: phương pháp lắng, tuyển nổi, lọc, trao đổi ion, hấp phụ…
- Phương pháp hóa học: Kết tủa hóa học, oxy hóa…
- Phương pháp sinh học: thường được áp dụng hiện nay bởi hiệu quả và độ an toàn với môi trường. Phương pháp này kết hợp hoạt động của vi khuẩn, vi sinh vật có lợi để xử lý nước thải.
Những thách thức gặp phải khi xử lý nước thải công nghiệp
Có rất nhiều thách thức gặp phải trong việc xử lý nước thải đặc biệt là các loại chất thải đặc thù như nước thải y tế, nước thải công nghiệp… Với hàm lượng chất độc hại cao có thể rất khó để xử lý. Đặc biệt trong y dược, hệ thống xử lý nước thải y tế phải được thiết kế và vận hành một cách chính xác.
- Một số chất thải công nghiệp có hàm lượng hữu cơ cao nhưng mặt khác lại thiếu dinh dưỡng và ngăn chặn sự phân hủy sinh học.
- Tổng chất rắn hòa tan có thể vượt cao hơn so với các loại nước thải khác.
- Hệ thống hoạt động gặp sự cố có thể ảnh hưởng tới hiệu suất xử lý nước thải công nghiệp.
Một trong nhiều chỉ số quan trọng trong nước thải chính là BOD. BOD hay nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy hòa tan cần thiết cho các sinh vật hiếu khí phá vỡ vật chất hữu cơ. Ngoài ra còn có COD nhu cầu oxy hóa học giúp chỉ ra lượng hợp chất hữu cơ trong nước thải. Cả 2 chỉ số này giúp đánh giá chất lượng nước thải giúp ước tính khả năng phân hủy sinh học của nước thải.
Xem thêm : Danh mục chất thải nguy hại | Thông tư 36/2015/TT-BTNMT
Quy trình xử lý nước thải công nghiệp:
Xử lý sơ cấp
- Để xử lý nước thải hiệu quả, người ta cho nước thải chung đi qua 1 bể có tác dụng loại bỏ chất rắn lớn và lơ lửng trong nước thải. Đây được xem là đầu vào của nước thải trước khi bước vào quy trình xử lý tiếp theo
- Sau khi từ bể cân bằng, nước thải thô được xử lý sơ cấp. Nước thải được sàng lọc để loại bỏ các vật thể rắn. Qúa trình xử lý sơ cấp giúp giảm BOD xuống tới 20%. Các chất rắn lơ lửng giảm tới 50%.
- Sau khi được xử lý sơ cấp, nước thải được chuyển tiếp tới một hệ thống trung hòa. Tại đây, các chỉ số pH và nhiệt độ được được điều chỉnh. Các cảm biến được lắp đặt ở đầu vào và đầu ra của bể trung hòa. Mục đích là để đo pH của nước thải. Cảm biến cũng tự động điều chỉnh để nước thải đạt chỉ số pH phù hợp với tiêu chuẩn đầu ra.
- Hệ thống trung hòa gồm nhiều thiết bị , các bể chứa và trộn, máy khấy có tác dụng giảm nồng độ hóa chất
- Kết tủa: Nước thải từ bể trung hòa được chuyển sang bể đông tụ để loại bỏ chất rắn keo. Các bể keo tụ thường được thiết kế chi tiết với cốt thép được bọc bởi lớp phủ đặc biệt. Các máy khuấy được lắp đặt trong bể.
- Một dung dịch chất keo tụ được bơm vào theo định lượng nhất định được kiểm soát tốc độ bằng hệ thống điện tử. Chất keo này có khả năng tách chất rắn ra khỏi nước thải.
Xem thêm : Tầm quan trọng của việc phân loại chất thải y tế trước khi xử lý
Xử lý thứ cấp
Xử lý thứ cấp trong xử lý nước thải được xem là hệ thống trung tâm. Mục đích của xử lý thứ cấp chính là loại bỏ chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học. Quy trình xử lý này sử dụng vi khuẩn để tiêu thụ chất hữu cơ hòa tan khỏi quá trình sơ cấp. Vi khuẩn có nhiệm vụ chuyển đổi các chất hữu cơ hòa tan trong nước thành năng lượng để tái tạo và nuôi dưỡng vi khuẩn.
Xử lý tam cấp
Quá trình xử lý tam cấp có vai trò loại bỏ ô nhiễm và chất rắn còn lại ra khỏi nước thải. Hệ thống này bao gồm nhiều bộ lọc, đơn vị thẩm thấu ngược. Nhiều đơn vị còn sử dụng các phương pháp khác nhau.Hi vọng bài viết của thungracdanang phần nào đã giúp bạn hiểu thêm về hệ thống xử lý nước thải của chúng tôi. Nếu quý khách có nhu cầu có thể liên hệ để nhận tư vấn trực tiếp từ đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi.