Đà Nẵng, Việt Nam
+84916790052

Cách Phân Loại Các Chất Thải Trong Bệnh Viện

Chất thải tại cơ sở y tế& bệnh viện được chia làm 5 loại khác nhau như: 1.  chất thải thông thường, 2. chất thải y tế, 3. chất thải hóa học, 4. chất thải phóng xạ và 5. các vật chứa có áp suất.

1. Chất thải thông thường

Là các loại rác thải sinh hoạt phát sinh thong thường bao gồm các hộp các tông, giấy, thức ăn, chai nhựa, lọ thủy tinh.

Chất thải thông thường
Chất thải thông thường

2. Chất thải y tế có 5 nhóm gồm:

2. 1. Chất thải gây lây nhiễm

Nhóm chất thải gây lây nhiễm gồm băng gạc bẩn, bông, đồ băng bó, quần áo, găng tay, gạc, tất cả các vật tư hay thiết bị tiếp xúc với máu và chất thải của người bệnh

2. 2. Các vật sắc nhọn

Nhóm các vật sắc nhọn gồm xy ranh, kim tiêm, dao mổ, kéo mổ, thủy tinh vỡ, ống hút, lưỡi dao và các vật dụng khác có đầu nhọn hoặc cạnh sắc hay vật dụng dễ vỡ trong quá trình vận chuyển và tạo thành đầu nhọn, cạnh sắc hoặc đã qua sử dụng nhưng chúng có thể cắt hoặc đâm thủng.

2. 3. Chất thải y tế từ phòng thí nghiệm

Nhóm chất thải y tế từ phòng thí nghiệm gồm găng tay, ống nghiệm, các vật cấy, cất giữ các chất gây bệnh, túi máu và các chất thải khác từ phòng thí nghiệm để nghiên cứu bệnh tật, huyết học, truyền máu, vi sinh học, nghiên cứu mô học

2.4. Chất thải dược phẩm

Chất thải dược phẩm gồm thuốc quá hạn sử dụng hoàn trả lại, thuốc phòng bệnh, thuốc bị đổ hoặc hư hỏng hay phải bỏ đi vì không cần giữ các chất trị xạ.

2.5. Chất thải bệnh phẩm.

Chất thải bệnh phẩm gồm mô người có thể bị nhiễm bệnh hay không nhiễm bệnh, nội tạng, các chi, các bộ phận cơ thể người, nhau thai và các thi thể người, xác động vật và mô động vật phòng thí nghiệm…

3. Chất thải hóa học:

Rác thải hóa học từ nhiều nguồn, chủ yếu từ hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán bao gồm:

  • Chất thải không độc hại
  • Chất đường, amino axit
  • Các loại muối vô cơ,  hữu cơ
  • Các chất độc hại như formaldehyde
  • Các hóa chất trong định hình, dung môi, trichlore ethylene.
  • Hóa chất vô cơ, hữu cơ.

4. Chất thải phóng xạ

Rác thải có hoạt độ riêng như các chất phóng xạ, chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động chẩn đoán, hoá trị liệu và nghiên cứu hoặc các chất thải từ mẫu bệnh phẩm có chứa phóng xạ. Có 3 thể đó là:

  • Rác thải phóng xạ rắn: vật liệu sử dụng trong xét nghiệm chẩn đoán như ống tiêm, bơm tiêm, giấy thấm…
  • Rác thải phóng xạ lỏng: dung dịch chứa nhân tố phóng xạ để điều trị, chất bài tiết.
  • Rác thải phóng xạ khí: khí dùng trong lâm sàng, khí từ kho chứa chất phóng xạ.

5. Các vật chứa có áp suất
Bình chứa khí có áp suất như bình CO2, O2, Gas, bình khí dung, bình khí dùng 1 lần, xy ranh khí nén, can nước … các bình này dễ gây cháy nổ, khi xử lý cần phân loại riêng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button
chat-active-icon